Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng: Người nuôi cần làm gì?
Ông Quân nói thêm: “Tôi thường "truyền lửa" cho các thế hệ sinh viên rằng nghiên cứu khoa học chỉ sáng tạo mà quan trọng là ứng dụng. Vì thế, sản phẩm không nhất thiết phải cao siêu nhưng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, giải quyết được những tồn đọng mà công nghệ có thể khắc phục, dù cho đơn giản. Có như vậy, sản phẩm mới được đón nhận mạnh mẽ và mang lại giá trị cốt lõi. Và Triệu Vy đã làm rất tốt tiêu chí này”.Ai sẽ là thủ lĩnh al-Qaeda sau khi trùm khủng bố al-Zawahiri bị tiêu diệt?
cây nho nhỏ lá xanh cành gầy
Phần mềm gián điệp nào khiến Apple phát cảnh báo khẩn?
Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 3 - 2025 là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày Truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày Thể thao Việt Nam 27.3.Tại vòng chung kết, 12 đại diện xuất sắc nhất đến từ 6 khu vực đã cùng nhau thi đấu để quyết định ngôi vương. Với khả năng nổi trội, cùng sự tự tin, bản lĩnh trên sân cỏ, các cầu thủ Trường ĐH VH TT và DL Thanh Hóa đã xuất sắc trở thành nhà vô địch khi đánh bại Trường ĐH TDTT Đà Nẵng với tỉ số 2-1. Trong mùa giải năm nay, Bảo hiểm AAA tiếp tục đóng vai trò là nhà tài trợ bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ 12 đội bóng. Cụ thể, toàn bộ cầu thủ, ban huấn luyện và đội ngũ hỗ trợ sẽ được bảo vệ trước các rủi ro liên quan đến tổn thương thân thể có thể xảy ra trong suốt quá trình từ tập luyện, di chuyển đến thi đấu ở vòng chung kết. Ông Đoàn Trọng Thắng - Phó tổng giám đốc Điều hành Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA chia sẻ: "Đây là năm thứ hai Bảo hiểm AAA tham gia tài trợ cho Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Trong thời gian qua, Bảo hiểm AAA đã rất tích cực đồng hành cùng các hoạt động thể thao cộng đồng dành cho thế hệ trẻ với mong muốn thúc đẩy lối sống lành mạnh, cống hiến, nuôi dưỡng những khát vọng lớn. Trong tương lai, bên cạnh việc theo đuổi chiến lược kinh doanh bền vững, hiệu quả, Tổng Công ty sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm phù hợp với giới trẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số để các bạn học sinh - sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm chất lượng. Từ đó, yên tâm cống hiến hết mình cho những ước mơ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước". Sau khi Vòng Chung kết Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 3 - 2025 khép lại, Bảo hiểm AAA sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Quốc tế 2025 sẽ diễn ra từ ngày 22.3 đến 30.3 với vai trò nhà tài trợ sản phẩm bảo hiểm độc quyền cho toàn bộ cầu thủ, tổ trọng tài, ban huấn luyện và đội ngũ hỗ trợ. Trải qua 3 mùa thi đấu, Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của những bạn sinh viên có niềm đam mê với quả bóng tròn. Thông qua giải đấu này, Bảo hiểm AAA hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ có thể kết nối với nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA là thương hiệu bảo hiểm phi nhân thọ với hơn 20 năm hình thành và phát triển. Với mục tiêu trở thành thương hiệu Bảo hiểm phi nhân thọ hiện đại, Bảo hiểm AAA đã liên tục xây dựng sản phẩm, cải tiến quy trình, chuyển đổi số mạnh mẽ, theo phương châm "NHANH - ĐÚNG - ĐỦ", phù hợp với xu thế thị trường.
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Qatar vs Ecuador: 'The Maroon' tận hưởng những thử thách
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 2, tại miền Bắc và khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt mưa diện rộng vào các ngày 6 - 7.2, 16 - 20.2 và 22 - 26.2; các tỉnh Quảng Bình - Phú Yên xảy ra 3 đợt mưa diện rộng xảy ra vào các ngày 3 - 5.2, 7 - 14.2 và 18 - 26.2. Trong đó đợt mưa từ ngày 18 - 26.2 xuất hiện nhiều ngày mưa vừa, mưa to tại các trạm: Trà My (Quảng Nam) 92 mm, Tuy Hòa (Phú Yên) 93 mm... Khu vực Tây nguyên và Nam bộ xảy ra mưa trái mùa vào ngày 12 - 14.2 và 18 - 24.2. Đáng lưu ý, đợt mưa ngày 12 - 14.2, tại Nam bộ có một số trạm có lượng mưa vượt giá trị lịch sử như: Thủ Dầu Một (Bình Dương) 132 mm, Nhà Bè 120 mm.Trong thời kỳ này, tại trạm khí tượng An Nhơn (Bình Định) đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày 33,5 độ C, vượt giá trị lịch sử là 33 độ C cùng thời kỳ.Tổng lượng mưa trên khu vực Tây Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam Tây nguyên và miền Đông Nam bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 15 - 30 mm. Trong đó, tại khu vực Trung và Nam Trung bộ, miền Đông Nam bộ cao hơn từ 30 - 70 mm, có nơi cao hơn 200 mm; các nơi khác phổ biến thấp hơn từ 10 - 30 mm so với TBNN cùng thời kỳ.Cơ quan khí tượng dự báo, trong tháng 3, nắng nóng sẽ gia tăng ở khu vực Nam bộ (tập trung ở các tỉnh miền Đông) và xuất hiện cục bộ ở khu Tây Bắc Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Khu vực Trung bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có giông. Nam bộ có thể xuất hiện mưa giông trái mùa.Tại miền Bắc và Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; các khu vực khác cao hơn từ 10 - 20 mm, riêng Trung Trung bộ và Nam Tây nguyên cao hơn từ 20 - 40 mm, có nơi cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.Theo bản tin dự báo dài ngày của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong khoảng 10 ngày đầu tháng 3, TP.HCM dao động ở mức nhiệt 25 - 33 độ C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là 33 độ C rơi vào các ngày 4 - 6.3 và 6 - 8.3.Tại TP.Cần Thơ, nhiệt độ dao động từ 24 - 34 độ C, trong đó, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C vào ngày 5.3.